Chỉ là chồng hai người đều bận rộn công việc, hiếm khi ở nhà.
Sợ sinh con muộn dễ stress, nên hai người hẹn cùng lên kế hoạch mang thai.
Sau nửa năm nỗ lực, cả hai đều thành công, mang thai cách nhau chưa tới một tháng.
Ban đầu mẹ tôi dự sinh trước Ngô Đồng.
Không ngờ Ngô Đồng đột nhiên sinh sớm, cuối cùng lại cùng vào phòng sinh.
Phải nói là duyên phận thật kỳ diệu.
Sếp mang theo bất cam kiếp trước, tôi ôm theo áy náy chưa nguôi.
Hai linh hồn mang đầy hồi ức, tái sinh trong hai thân thể mới.
Kiếp này, tôi tên là Phó Tư Lạc.
Mẹ tôi hy vọng tôi khỏe mạnh, an vui, nên đặt tên là “Tư Lạc” – nghĩ đến bình an, sống trong vui vẻ.
Sếp tên là Lý Mặc Đề.
Không có ý nghĩa gì đặc biệt, mẹ ảnh đặt đại thôi.
2
Nhà chúng tôi là hàng xóm của nhau.
Hai bà mẹ thường xuyên bế tôi với sếp, dắt nhau sang nhà đối phương ăn chực uống ké.
Ăn uống no nê xong thì cùng nhau xem phim truyền hình, chơi game, ngắm trai đẹp bụng tám múi.
Còn tôi và sếp thì bị vứt một bên, mắt tròn mắt dẹt nhìn nhau.
Có thể nhìn ra, sếp rất không muốn tiếp xúc với tôi.
Ảnh lúc nào cũng co ro trong một góc, cúi đầu móc móc tay, gãi gãi chân, lơ tôi hoàn toàn.
Chỉ là sau này ảnh phát hiện: trốn cũng chẳng ích gì.
Không ngoài dự đoán, tôi sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của ảnh, thế nên đành chấp nhận số phận vậy.
Mẹ tôi đối xử với tôi cực kỳ tốt, mua cho tôi váy công chúa xinh đẹp, búp bê vải đáng yêu, trang trí phòng tôi như một lâu đài cổ tích.
Còn thường xuyên đặt tôi vào chiếc xe đẩy xinh xắn, dắt đi dạo, hễ gặp ai là khoe: con bé này vừa thông minh vừa đáng yêu!
Nhờ vậy mà tôi nổi tiếng khắp khu chung cư vì quá dễ thương.
Nhưng tình cảnh của sếp lại chẳng mấy vui vẻ, trong chuyện chăm con trai, dì Ngô Đồng có vẻ không mấy kiên nhẫn.
Dì Ngô Đồng dẫn sếp ra ngoài, chỗ đi nhiều nhất chính là xe lắc trước siêu thị, mỗi lần lắc là nửa tiếng.
Cũng chẳng quan tâm con mình ra sao, cứ để ảnh chơi một mình ở đó.
Tôi nhìn nhiều đến nỗi cũng thấy chóng mặt, nhưng khi đó tôi còn quá nhỏ, chẳng thể làm gì được.
Món quà mà dì Ngô Đồng từng dồn tâm huyết mua tặng sếp, là nhờ mẹ tôi dắt đi mua vài bộ lego.
Lúc nhận được quà, sếp vui mấy ngày trời.
Không phải vì dì ấy không có tiền, thật ra nhà sếp rất giàu, ba của ảnh là ông chủ tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán.
Chỉ là dì ấy không thích dành tâm sức cho con trai mình thôi, có lúc còn đối xử với tôi tốt hơn với sếp.
Tôi từng thử đưa cho sếp chiếc xe đẩy và búp bê mà tôi yêu thích nhất để chơi cùng.
Kết quả bị ảnh ghét bỏ ném thẳng xuống đất, còn loạng choạng ngã lăn ra sàn, mãi không bò dậy được.
Cảnh tượng y hệt như kiếp trước, khi tôi đưa bản PPT không vừa ý cho ảnh, ảnh nhìn xong suýt nữa ném bàn phím vào mặt tôi, cuối cùng chỉ có thể nhịn xuống mà gầm: “Cút ra ngoài!”
3
Sau sinh nhật bốn tuổi, tôi và sếp cùng được gửi vào mẫu giáo.
Sếp cuối cùng cũng thoát khỏi sự kiểm soát của dì Ngô Đồng, bắt đầu đợt bóc lột tôi lần hai.
Ảnh ngẩng cao đầu đầy kiêu ngạo, ngoắc ngoắc ngón tay ra lệnh:
“**Này, đi tìm giúp tao Ái My.””
Ái My chính là vị hôn thê kiếp trước của ảnh.
Tôi chưa từng quên lời hứa với sếp: kiếp này sẽ làm trâu làm ngựa để bù đắp.
Ảnh nói một câu, tôi liền dùng hết mọi nguồn lực trong tầm tay để tìm Ái My.
Tôi gọi điện cho cô ấy, thì thuê bao không liên lạc được.
Thêm WeChat, nhưng tài khoản không tồn tại.
Tôi đã dùng mọi app mạng xã hội mình biết để liên lạc với cô ấy, vẫn không có kết quả.
Cách duy nhất còn lại là quay về thành phố nơi cô ấy từng sống, đi tìm tận nơi.
Nhưng tôi mới có bốn tuổi, không có người giám hộ thì không đi đâu được!
Tôi báo cáo tiến độ cho sếp, ảnh mặt lạnh tanh:
“Đừng có ném quả bóng sang cho tao, tự mà nghĩ cách!”
Thế là tôi tiếp tục vắt óc suy nghĩ, tìm đường vòng.
Bỗng nhớ ra gần mẫu giáo có một đồn cảnh sát.
“Sếp! Hay là mình đến nhờ chú cảnh sát giúp đi.”
Sếp hơi nhúc nhích mí mắt: “Làm được không đấy?”
“Thử xem! Biết đâu có hy vọng. Chết thì cũng phải kéo lại cái xác.”
Sếp nửa tin nửa ngờ nhìn tôi không nói gì – tức là ngầm đồng ý.
Tụi tôi rình thời cơ, lén chuồn ra ngoài chạy đến đồn cảnh sát.
“Chú cảnh sát ơi, tụi con muốn tìm một người, chú giúp tụi con được không ạ?”
Chú cảnh sát nở nụ cười dịu dàng hỏi:
“Các con muốn tìm ai nào?”
“Lâm Ái My. Là… dì của bạn ấy.” – tôi vừa nói vừa chỉ sang sếp, ảnh lườm tôi một cái đầy bất mãn.
“Chú cảnh sát ơi, tụi con có số điện thoại và địa chỉ của dì ấy, mà liên lạc không được, chú giúp tụi con tìm nha?”
“Ba mẹ các con đâu?”
“Ờ… ở nhà bận lắm, không có thời gian đi tìm.”
“Thế này nhé, hai con về trường trước đã. Mai chú sẽ liên hệ với ba mẹ, rồi mới tìm người giúp được nha!”
“Không, không cần đâu chú ơi! Chỉ tụi con tự tìm thôi, không cần báo ba mẹ.”
“Ngoan, chú phải báo người lớn để biết rõ tình hình nhé! Bây giờ chú đưa các con về mẫu giáo trước đã.”
“Ủa sao chú biết tụi con học mẫu giáo?”
Vừa hỏi xong tôi mới để ý thấy cái phù hiệu trường mẫu giáo trước ngực sếp, cúi đầu nhìn lại chính mình – đúng lúc quan trọng mới thấy nó nổi bật thật.